QUY CHẾ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Trong thực tế nó là những nhãn hiệu mang tính đặc thù phải đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể. Đối với nhãn hiệu tập thể, nhiều người sẽ đứng tên làm chủ sở hữu nhãn hiệu. Một số nhãn hiệu tập thể tiêu biểu có thể kể đến như nước mắm Cát Hải, bưởi Phúc Trạch,… Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để đăng ký Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể, ngoài các tài liệu thông thường cần có, trong đơn đăng ký bắt buộc phải có quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Nhãn hiệu tập thể là gì?

Trước hết cần phải xét định nghĩa nhãn hiệu tập thể là gì? Theo đó, khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ nêu rõ:

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể 

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
  • Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
  • Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
  • Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

Ngoài những nội dung trên, quy chế nhãn hiệu còn phải làm rõ các vấn đề sau:

  • Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;
  • Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…);
  • Quyền của người đăng ký nhãn hiệu (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu …);
  • Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp.

Mẫu quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể

………………………………

Số: ………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………….., ngày … tháng … năm …

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU TẬP THỂ ……..

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

Căn cứ ……..

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc đăng ký, quản lý, sử dụng và khai thác nhãn hiệu tập thể …….. cho sản phẩm …….. của ……..

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với ……..

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Nhãn hiệu tập thể được đề cập trong Quy chế này là nhãn hiệu tập thể …….. cho sản phẩm ………………..

Điều 4. Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể

Tên chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể : ……..

Địa chỉ: ……..

Điều 5. Sản phẩm mang Nhãn hiệu tập thể

……..

Chương II

ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Điều 6. Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu tập thể

…….. là tổ chức duy nhất được quyền đại diện cho các thành viên đứng ra thực hiện các thủ tục sau:

  1. Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu tập thể để sử dụng chung trong………
  2. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Điều 7. Phương thức sở hữu và quản lý nhãn hiệu tập thể

  1. ……..là tổ chức duy nhất được đại diện cho các thành viên thực hiện quyền sở hữu đối với nhãn hiệu tập thể ………
  2. ……..thống nhất quản lý việc sử dụng và khai thác nhãn hiệu tập thể. Các thành viên chỉ có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể theo đúng các quy định tại Quy chế này.

Điều 8. Quyền hạn của cơ quan quản lý nhãn hiệu tập thể

  1. Ban hành các văn bản quản lý phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng, khai thác nhãn hiệu tập thể và tổ chức hướng dẫn thành viên thực hiện các văn bản đã ban hành:

……..

  1. Lập quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức xây dựng, phát triển vùng sản xuất sản phẩm …….. bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo quy hoạch được phê duyệt.
  2. Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, kế hoạch hằng năm để quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
  3. Tổ chức triển khai các hoạt động cấp quyền, thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định nêu tại Quy chế này;
  4. Tổ chức triển khai các hoạt động in ấn, cấp tem nhãn sử dụng trong ……..
  5. Xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm …….. được gắn nhãn hiệu tập thể.
  6. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng và phát triển hệ thống thương mại phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm của thành viên.
  7. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan để tập huấn, hướng dẫn kiến thức về sản xuất, kinh doanh, quản lý, khai thác nhãn hiệu… cho các thành viên.
  8. Thu phí sử dụng nhãn hiệu của thành viên và sử dụng phí đó vào mục đích chung của

…….. theo quy định đã được tập thể thành viên biểu quyết thông qua.

  1. Các nhiệm vụ khác phù hợp với điều lệ hoạt động của …….. và quy định của pháp luật.

Điều 9. Nội dung quản lý, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể

Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, Ban chấp hành của …….. có trách nhiệm phải thực hiện các nội dung quản lý, giám sát sau:

  1. Quản lý, giám sát các hoạt động khoanh vùng sản xuất của các nhóm sản xuất thuộc ………
  2. Quản lý, giám sát các hoạt động thực hành sản xuất sản phẩm theo Quy trình kỹ thuật đã ban hành.
  3. Quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể theo Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm và Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã được công bố.
  4. Quản lý, giám sát việc sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm theo Quy định sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm.

Chương III

ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

CỦA THÀNH VIÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Điều 10. Điều kiện được sử dụng nhãn hiệu tập thể

Để được sử dụng nhãn hiệu tập thể, …….. phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Là thành viên của ……..;
  2. Tuân thủ quy định về sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm do …….. ban hành.
  3. Có đơn đề nghị được sử dụng nhãn hiệu tập thể.

……..

Điều 11. Quyền của thành viên được sử dụng nhãn hiệu tập thể

  1. Được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể trong các hoạt động thương mại.
  2. Được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể trong các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
  3. Được quyền cung cấp các tài liệu về quản lý, sản xuất, thương mại và các tài liệu khác liên quan đến việc phát triển sản xuất ………
  4. Được hưởng các lợi ích từ hoạt động đầu tư, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của …….. mang lại.
  5. Được quyền giám sát các hoạt động quản lý, khai thác sử dụng nhãn hiệu của Ban chấp hành tổ chức …….. và các hoạt động sử dụng nhãn hiệu của các thành viên khác.
  6. Được quyền tham gia, đề xuất các ý kiến liên quan đến việc quản lý, sử dụng, khai thác nhãn hiệu tập thể.

Điều 12. Nghĩa vụ của thành viên được sử dụng nhãn hiệu tập thể

  1. Tuân thủ Quy trình kỹ thuật sản xuất trong các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm.
  2. Duy trì và đảm bảo chất lượng sản phẩm được gắn nhãn hiệu tập thể theo đúng Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã được …….. công bố.
  3. Sử dụng tem, nhãn, bao bì cho đúng sản phẩm được gắn nhãn.
  4. Không được tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, chuyển giao tem, nhãn, bao bì cho người khác sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được sự cho phép của ………
  5. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban chấp hành tổ chức …….. theo các nội dung được quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
  6. Nộp phí sử dụng nhãn hiệu theo quy định.

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO LIÊN QUAN

ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Điều 13. Hành vi vi phạm Quy chế

Mọi hoạt động khai thác, sử dụng nhãn hiệu tập thể sau đây được xác định là hành vi vi phạm Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể.

  1. Sử dụng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm không đáp ứng Tiêu chuẩn chất lượng đã được …….. công bố.
  2. Sử dụng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm không tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy chế kiểm soát chất lượng đã được …….. ban hành.
  3. Sử dụng tem, nhãn, bao bì không đúng với sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
  4. Sử dụng không đúng tem, nhãn, bao bì cho sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
  5. Tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, tự ý chuyển giao tem, nhãn, bao bì sản phẩm cho người khác sử dụng.
  6. Thành viên của ……..là chủ cơ sở sản xuất bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể nhưng vẫn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu.
  7. Không nộp lệ phí sử dụng nhãn hiệu theo quy định.
  8. Thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng xấu làm tổn hại đến uy tín, danh tiếng của …….., của thành viên khác cũng như Nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ.

Điều 14. Hình thức xử lý

Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử lý theo một trong các hành thức sau:

  1. Cảnh cáo
  2. Thu hồi tem, nhãn, bao bì sản phẩm đã sử dụng sai mục đích.
  3. Đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể có thời hạn
  4. Thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Điều 15. Nguyên tắc và thẩm quyền xử lý

  1. Mọi hành vi vi phạm Quy chế phải được xử lý kịp thời, công khai, bình đẳng và theo đúng Quy chế và phải được thông báo kết quả xử lý tới toàn thể thành viên của ………
  2. Ngoài việc xử lý vi phạm theo Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
  3. Thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy chế

……..

Điều 16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

  1. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có tranh chấp, bất đồng hoặc phát hiện có hành vi vi phạm các thành viên có thể khiếu nại, tố cáo với Ban Kiểm soát tổ chức hoặc Ban chấp hành …….. để xem xét, giải quyết.
  2. Các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tập thể phải được xem xét, giải quyết trên cơ sở Quy chế của …….. và pháp luật hiện hành có liên quan của Nhà nước.
  3. Trường hợp vụ việc phức tạp, nội dung vượt quá thẩm quyền giải quyết, …….. sẽ có văn bản đề nghị hoặc văn bản chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

  1. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh vướng mắc, thành viên hoặc các bộ phận trực thuộc …….. cần tổng hợp trình Ban chấp hành Hiệp hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
  2. Mọi sửa đổi, bổ sung Quy chế này phải được …….. lập thành văn bản và được ít nhất …….. số thành viên biểu quyết thông qua tại ………

                                                                TM. BAN CHẤP HÀNH ……..

                                                           CHỦ TỊCH

                                                          (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

                                                             …………………………

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay