Phân phối độc quyền trên thị trường hiện nay là hình thức phân phối đem lại nhiều nguồn lợi ích cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.
Phân phối độc quyền là gì?
Phân phối độc quyền là hình thức phân phối sản phẩm hay dịch vụ nằm trong chiến lược phân phối. Đây là hình thức mà tại một khu vực địa lý nhất định, nhà sản xuất hay bên phân phối chỉ cung cấp hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ cho một nhà phân phối duy nhất. Nhà phân phối có quyền mua và bán một số mặt hàng hoặc cung ứng dịch vụ nhất định.
Phân phối độc quyền cho phép nhà phân phối duy nhất có quyền bán hàng hóa ở một khu vực cụ thể. Trong đó, vai trò của người bán buôn bị giảm thiểu.
Thỏa thuận này giữa nhà sàn xuất và nhà phân phối đảm bảo rằng sản phẩm sẽ không được bán cho bất kỳ công ty nào khác trong một khu vực quy định.
Đồng thời, nhà phân phối đồng ý rằng họ sẽ không bán bất kỳ sản phẩm nào của đối thủ cạnh tranh. Điều này cho phép cả hai đầu có toàn quyền kiểm soát việc bán sản phẩm.
Phân phối độc quyền thường chỉ sử dụng trong các doanh nghiệp có thương hiệu lớn, uy tín, lượng khách hàng ổn định và phát triển. Các doanh nghiệp này lựa chọn khách hàng để làm nhà phân phối độc quyền nhằm phát triển thương hiệu độc nhất với những điểm khách biệt lớn, dễ dàng phân biệt với các thương hiệu cạnh tranh.
Đặc điểm của phân phối độc quyền
Một số yếu tố chính là:
- Thương hiệu duy nhất của nhà phân phối
- Quyền lãnh thổ độc quyền để bán hàng hóa
- Không có vai trò của người bán buôn
- Tính độc quyền của hàng hóa chất lượng cao
Phân phối độc quyền mang lại những lợi ích gì?
– Lợi ích đối với nhà phân phối:
- Đối với những nhà phân phối độc quyền, họ sẽ gián tiếp nhận được tệp khách hàng trung thành từ phía doanh nghiệp sản xuất. Với những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm của công ty sản xuất sẽ nghiễm nhiên trở thành khách hàng của nhà phân phối.
- Tăng mức độ khan hiếm vì chỉ có một nhà phân phối độc quyền trong khu vực nên sẽ tăng mức độ khan hiếm của hàng hóa.
- Nhà phân phối độc quyền sẽ được giảm các chi phí về tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nguồn hàng, các chương trình marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, việc nhập nhiều hàng hóa từ một nhà cung cấp chắc chắn sẽ nhận được mức chiết khấu tốt hơn khi nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp.
– Lợi ích đối với nhà cung cấp: Nhà sản xuất sẽ không mất quá nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm các nhà phân phối trên thị trường, chỉ cần tập trung vào một nhà phân phối duy nhất. Nhờ đó mà cũng tối giản được hoạt động quản lý kênh phân phối. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm mà không cần lo lắng cho đầu ra trên thị trường.
Nhược điểm của phân phối độc quyền
– Không đa dạng hóa: Nhược điểm lớn nhất của phân phối độc quyền là công ty phụ thuộc vào ít nhà cung cấp hoặc nhà bán lẻ để tiếp thị sản phẩm của họ, điều này không mang lại lợi ích đa dạng hóa cho công ty bởi vì nếu 1 hoặc 2 nhà phân phối không thể bán hàng tốt thì có thể tác động lớn đến doanh số bán hàng của công ty, điều này không xảy ra khi công ty có nhiều nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ nhỏ.
– Phạm vi tiếp cận có giới hạn: Một vấn đề khác đối với chiến lược phân phối này là do số lượng nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ có giới hạn, nên khả năng tiếp cận các sản phẩm của công ty bị hạn chế, điều này không xảy ra trong phân phối rộng rãi nơi sản phẩm của công ty có mặt ở mọi nơi trên đất nước.
– Phụ thuộc vào nhà phân phối. Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc vào mức độ tích cực của nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ được lựa chọn bởi vì nếu nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ không quan tâm đến việc quảng bá sản phẩm của công ty.