NHÃN HIỆU THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Xã hội ngày càng phát triển, đi cùng với đó thì nhu cầu của con người cũng ngày càng được đáp ứng, một trong số đó là nhu cầu ăn uống. Chính bởi vậy, rất nhiều ngành sản xuất, chế biến thực phẩm khác nhau được ra đời, đòi hỏi việc đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Nhãn hiệu thực phẩm là gì?

Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019, 2022), Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Định nghĩa về nhãn hiệu thực phẩm chưa có quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Nhưng có thể hiểu ngắn gọn, nhãn hiệu thực phẩm là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở khác về lĩnh vực thực phẩm. Đây là nơi chứa đựng các thông tin về thực phẩm cùng với sự trình bày thương hiệu công ty sản xuất theo đúng quy định của pháp luật.

Phân nhóm nhãn hiệu thực phẩm

Căn cứ vào Bảng Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ Nixơ phiên bản 11-2020, nhóm sản phẩm được phân vào như sau:

– Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản thuộc nhóm 29;

– Đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các loại gia vị dùng cho thực phẩm được phân vào nhóm 30.

– Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh (nhóm 5); chất bổ sung ăn kiêng (nhóm 5); và một số thực phẩm gốc thực vật thuộc các nhóm khác nhau cần tra cứu cụ thể trong danh mục hàng hóa theo vần chữ cái.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Về nhãn hiệu thực phẩm, hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu thực phẩm (theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN);

– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;

– Mẫu nhãn hiệu đi kèm (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 8×8 cm in trên tờ khai)

– Chứng từ nộp phí và lệ phí kèm theo;

– Giấy ủy quyền đại diện nếu việc đăng ký thông qua tổ chức đại diện SHCN.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ

Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét và xử lý hồ sơ theo quy trình 4 bước sau:

– Thẩm định đơn về mặt hình thức trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày tiếp nhận đơn. Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn như mẫu nhãn, chủ sở hữu, phân nhóm hàng hóa/dịch vụ…Trên cơ sở đó, đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp, còn nếu không hợp lệ thì Cục sẽ thông báo từ chối và yêu cầu khắc phục các thiếu sót.

–Công bố đơn Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm trên công báo sở hữu công nghiệp. Trước thời điểm đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bảo mật thông tin trong đơn (2 tháng tính từ ngày có thông báo đơn hợp lệ). Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

– Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu về mặt nội dung trong thời hạn 9-12 tháng tính từ ngày công bố đơn hợp lệ. Đây là việc đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Việc thẩm định bao gồm các nội dung:

+ Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;

+ Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;

+ Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên;

+ Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, việc đánh giá được tiến hành lần lượt từng thành phần của nhãn hiệu đối với từng hàng hóa, dịch vụ nêu trong danh mục hàng hóa, dịch vụ.

– Cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn 2-3 tháng tính từ ngày nộp lệ phí cấp bằng. Văn bằng sẽ có hiệu lực sử dụng trong thời gian 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp được phép gia hạn văn bằng khi hết hạn 10 năm và số lần gia hạn không hạn chế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay