MỞ CỬA HÀNG TIỆN LỢI NHƯ THẾ NÀO?

Kinh doanh cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng tiện ích là loại hình kinh doanh bán lẻ với quy mô nhỏ. Sản phẩm kinh doanh trong cửa hàng sẽ là những mặt hàng sử dụng hằng ngày như: bánh kẹo, nước giải khát, đồ ăn liền, đồ vệ sinh cá nhân,… Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi có sự khác biệt so với các cửa hàng tạp hóa đó là có thêm dịch vụ chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại,….. Vậy đăng ký mở cửa hàng tiện lợi như thế nào?

Cửa hàng tiện lợi là gì?

Cửa hàng tiện lợi là dạng cửa hàng cung cấp đa năng về mọi mặt hàng hóa để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng. Tính tiện lợi của những cửa hàng này chính là thời gian đóng và mở cửa suốt 24/24 giờ trong cả tuần. Kinh doanh cửa hàng tiện lợi cũng giống kinh doanh siêu thị mini đều cung cấp thực phẩm chế biến và bao gói sẵn; ngay tại cửa hàng có lò vi sóng giúp khách hàng chế biến và ăn ngay, đồ hộp, nước giải khát, bia rượu, thuốc lá, hóa mỹ phẩm,…

Điều kiện mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi

Siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đều là những cơ sở bán lẻ hàng hóa. Siêu thị mini có quy mô lớn hơn, cung cấp các mặt háng thiết yếu như thực phẩm, đồ gia dụng…Còn cửa hàng tiện lợi cung cấp những mặt hàng, đồ dùng tiện lợi, những loại thực phẩm có thể sử dụng ngay.

Tuy nhiên, cả hai loại hình này đều có điểm chung là phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Nhưng với quy mô kinh doanh dưới dạng các chuỗi cửa hàng thì việc mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hầu như đều đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về giấy phép con để hoạt động trong chuỗi của mình. Các loại giấy phép cần phải có bao gồm:

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;

– Giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu;

– Giấy phép bán lẻ thuốc lá.

Ngoài ra, cơ sở kinh doanh cần phải đảm bảo cơ sở vật chất như: có đủ diện tích mặt bằng, có trang thiết bị bán hàng; có nguồn cung cấp hàng hóa từ các cá nhân, tổ chức khác; có kho chức hàng…

Hồ sơ và thủ tục đăng kí mở cửa hàng tiện lợi

Bước 1: Lựa chọn loại hình ở cửa hàng tiện lợi

Có 2 loại hình chính chi việc kinh doanh:

  • Thành lập doanh nghiệp: Lợi thế của doanh nghiệp đó là có tư các pháp nhân. Được xuất hóa đơn khấu trừ thuế giá trị gia tăng; không giới hạn về số lượng lao động, chi nhánh, văn phòng trực thuộc, thuận tiện hơn khi vay vốn ngân hàng…Tuy nhiên phải thực hiện đầy đủ các thủ tục kê khai, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán thuế và các cuộc thanh tra, kiểm tra… từ các cơ quan nhà nước
  • Thành lập hộ kinh doanh cá thể: Thủ tục pháp lý đơn giản, bộ máy quản lý gọn nhẹ nên tiết giảm rất nhiều chi phí gián tiếp. Thoải mái trong việc xuất hóa đơn bán hàng mà không phải bận tam chi phí đầu vào, lập sổ sách kế toán, quyết toán thuế. Phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế về huy động vốn và không đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng lớn. Không được mở thêm văn phòng, chi nhánh, nhận góp vốn từ cổ đông. Không có tư cách pháp nhân, không được hưởng cơ chế trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh khi xảy ra trách nhiệm đền bù.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, địa điểm nộp hồ sở mở cửa hàng tiện lợi

Hồ sơ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị để mở cửa hàng tiện lợi bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

Nộp hồ sơ tại: phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi có trụ sở kinh doanh (Được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp sau 3 – 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ).

Hồ sơ hộ kinh doanh cá thể chuẩn bị để mở cửa hàng tiện lợi bao gồm: 

  • Tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Họ, tên, số ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ kí của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Nộp hồ sơ tại: Cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay