LOGO VÀ NHÃN HIỆU

Trên thực tế, logo và nhãn hiệu tồn tại những nét tương đồng khiến người tiêu dùng khi nhìn vào một dấu hiệu nhận biết hàng hóa, dịch vụ nào đó chưa thể phân biệt đâu là logo, đâu là nhãn hiệu. Việc nhầm lẫn giữa hai khái niệm này có thể đưa tới cách nhìn không chính xác về cơ chế bảo hộ cũng như chưa thể đảm bảo tối đa quyền lợi của chủ sở hữu trên thị trường.

Logo là gì?

Trong pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ nói riêng đều chưa đưa ra khái niệm cụ thể về logo. Tuy vậy, có thể hiểu một cách chung nhất logo là một hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp và là dấu hiệu được dùng để nhận diện giữa nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau do doanh nghiệp cung cấp.

Theo đó, Logo là một sản phẩm trực quan được thể hiện bởi những ký tự, hình ảnh và màu sắc với mục đích tạo nên một dấu hiệu giúp nhận diện thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp.

Ví dụ: Logo của Apple là biểu tượng trái táo khuyết đơn sắc, logo con chim của Twitter, logo của hãng xe Mercedes-BenZ là biểu tượng hình cánh quạt quay tròn.

Nhãn hiệu là gì?

Khác với logo, khái niệm nhãn hiệu đã được quy định rõ ràng, cụ thể tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019, 2022) như sau:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Điểm giống nhau giữa logo và nhãn hiệu

Logo và nhãn hiệu đều là những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đóng vai trò tạo nên những giá trị cho doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Vậy điểm giống nhau giữa logo và nhãn hiệu là gì? Câu trả lời được thể hiện trong các điểm sau đây:

Thứ nhất, nhãn hiệu và logo đều là những yếu tố quan trọng được thể hiện trên bao bì của sản phẩm hay trên các biển hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào nhằm thể hiện quyền sở hữu của doanh nghiệp đó đối với các sản phẩm được đưa ra thị trường và hạn chế tối đa các tình trạng bị xâm phạm đến các quyền của chủ sở hữu đối với hàng hóa, dịch vụ của mình.

Thứ hai, nhãn hiệu và logo đều có chức năng phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Khi hàng hóa, dịch vụ có chứa đựng logo, nhãn hiệu thì  tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì theo tâm lý chung, người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có logo, nhãn hiệu uy tín, chất lượng để đảm bảo hàng hóa, dịch vụ sử dụng sẽ có những lợi ích như mình mong muốn.

Thứ ba, nhãn hiệu và logo đều là những dấu hiệu nhìn thấy được.

Phân biệt logo và nhãn hiệu

Để có thể phân biệt một cách rõ ràng và đầy đủ hai đối tượng logo và nhãn hiệu, chúng ta cần phải căn cứ vào các tiêu chí nhất định. Cụ thể được thể hiện tại bảng sau:

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Logo

Căn cứ pháp lýLuật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019, 2022)Chưa có căn cứ pháp lý
Dấu hiệuNhững từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh.Những biểu trưng, biểu tượng được thể hiện bởi tập hợp những ký tự, hình ảnh và màu sắc nhằm tạo nên một dấu hiệu.
Chức năngPhân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.Nhận diện thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Cơ chế bảo hộTheo cơ chế quyền sở hữu công nghiệpTheo 02 cơ chế:

  • Quyền tác giả
  • Quyền sở hữu công nghiệp
Điều kiện bảo hộ– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác.

– Để được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu thì logo cũng cần đáp ứng các điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu như đã nêu.

– Bên cạnh đó, để được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả thì logo còn phải đáp ứng các điều kiện như:

  • Tính sáng tạo: Tính sáng tạo hay còn được gọi là tính nguyên gốc, là tác phẩm được tác giả sáng tạo trực tiếp, tạo ra lần đầu tiên, độc lập và không được sao chép từ tác phẩm bất kỳ của người khác.
  • Được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định như được chạm khắc, vẽ, in.
Đối tượng bảo hộNhãn hiệu– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;

– Nhãn hiệu.

Thời hạn bảo hộ10 năm, có thể gia hạn. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì thời hạn sẽ phụ thuộc vào việc đáp ứng tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 75 năm.

– Nhãn hiệu: 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay