KINH DOANH KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP BỊ PHẠT BÀO NHIÊU?

Đối với nhiều người bắt đầu tập tành kinh doanh thì họ không nắm rõ được các thủ tục quy định. Nhiều người không biết được tầm quan trọng của việc đăng ký kinh doanh. Thực tế hiện nay có nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh nhưng không hề đăng ký với cơ quan Nhà nước. Vậy kinh doanh không có giấy phép là vi phạm gì? Trường hợp kinh doanh không có giấy phép sẽ bị xử phạt thế nào?

Giấy phép kinh doanh là gì ?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo khoản 1 điều 8 Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.). Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay theo chúng ta vẫn hay gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không hẳn là giấy phép kinh doanh. Vì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức đi đăng ký. Còn giấy phép kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức đi xin phép.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Nếu thành lập doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký kinh doanh chuẩn bị bao gồm:

– Tên doanh nghiệp.

– Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

– Trụ sở chính của doanh nghiệp.

– Thông tin của Chủ sở hữu công ty; của các Thành viên sáng lập, Cổ đông sáng lập.

– Vốn điều lệ, Vốn đầu tư và Tỷ lệ góp vốn trong doanh nghiệp.

– Thông tin của Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Thông tin về các Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh (nếu có).

Kinh doanh trong trường hợp nào phải có giấy phép?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định. Nếu chưa đăng ký thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình.

Trong đó, thương nhân là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh, hoạt động trong các ngành nghề, địa bàn và các hình thức mà pháp luật không cấm.

Hiện nay, có nhiều hình thức kinh doanh như cá nhân kinh doanh, hợp tác xã, thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể… Nhưng mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều người biết đến là thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh được quy định như sau:

– Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 8 Luật Doanh nghiệp).

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến… không phải đăng ký kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện (khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

– Cá nhân buôn bán rong, buôn bán vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc… không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP), …

Như vậy, ngoài những trường hợp nêu trên thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Khi thực hiện đúng trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh).

Kinh doanh không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, các vi phạm về đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền theo các mức sau đây:

STT

Hành vi vi phạmMức phạt

Căn cứ

1Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký50 – 100 triệu đồng

Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp

Điểm a khoản 4 Điều 46
2Vẫn kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh hoặc đình chỉ hoạt động50 – 100 triệu đồngĐiểm b khoản 4 Điều 46
3Vẫn kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh15 – 20 triệu đồngĐiểm a khoản 2 Điều 48
4– Vẫn thành lập hộ kinh doanh dù không được quyền

– Không đăng ký hộ kinh doanh dù thuộc trường hợp phải đăng ký

05 – 10 triệu đồngĐiểm b, c khoản 1 Điều 62
5Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu tạm ngừng10 – 20 triệu đồngĐiểm b khoản 2 Điều 62
6Tiếp tục kinh doanh trước hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký05 – 10 triệu đồngĐiểm c khoản 1 Điều 63

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay