Khái niệm tử hình
Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án, tử hình được coi là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam, là hình phạt nghiêm khắc nhất; tử hình chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tới đặc biệt nghiêm trọng và được thi hành theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ.
Theo quy định tại Điều 40 BLHS năm 2015: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định”.
Như vậy, có thể khái quát về hình phạt tử hình như sau:
Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án, là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam do Tòa án quyết định áp dụng đối đã với phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tại phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS quy định.
Đặc điểm của hình phạt tử hình
Bản chất của hình phạt tử hình là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất của một nhà nước, dẫn đến hậu quả là tước đi quyền sống vĩnh viễn, loại trừ một cá nhân ra khỏi xã hội. Với tư cách là một loại hình phạt “đặc biệt”, hình phạt tử hình còn có các đặc điểm riêng thể hiện bản chất “đặc biệt mà các loại hình phạt khác không có. Các đặc điểm đó là:
Thứ nhất, hình phạt tử hình là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất
Hình phạt tử hình dẫn đến hậu quả là tước đoạt mạng sống của người phạm tội, không một hình phạt nào trong hệ thống hình phạt có khả năng này. Hình phạt tử hình tước bỏ quyền được sống – quyền năng tự nhiên, thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Áp dụng tử hình đối với người phạm tội là nhà nước loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong đời sống xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng.
Thứ hai, hình phạt tử hình có tính chất không thể khắc phục
Bởi nếu ở những hình phạt khác, thì khi phát hiện có oan sai, chúng ta vẫn có thể khắc phục được hậu quả. Những người bị kết án tử hình thì sau đó đủ có chứng minh được người đó hoàn toàn cách nào để khôi phục quyền sống của họ vô tội thì cũng không làm cách nào để khôi phục quyền sống của họ.
Thứ ba, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
Hình phạt tử hình được quy định trong BLHS trong những trường hợp nghiêm trọng và do Tòa án có thẩm quyền quyết định. Không phải đối với mọi tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đều quy định hình phạt từ hình và nếu BLHS có quy định hình phạt tử hình trong chế tài thì không phải mọi trường hợp đều có thể áp dụng. Chỉ khi hành vi phạm tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, người phạm tội ở vào các trường hợp được BLHS dự liệu trước, cùng với bản án có hiệu lực của Tòa án, việc áp dụng tử hình mới có giá trị pháp lý thực tế. Và chỉ Tòa án có thẩm quyền mới có quyền quyết định áp dụng hình phạt tử hình. Đây cũng chính là đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phản ánh tính nghiêm minh của pháp luật trong việc phòng ngừa tội phạm chung.
Thứ tư, hình phạt tử hình không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án
Đối với hình phạt tử hình thì không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án. Vì họ không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Không có cơ hội cải tạo, giáo dục họ trở thành người tốt.
Mục đích của hình phạt tử hình là sự phản ánh rõ nét bản chất xã hội, bản chất giai cấp của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng. Tuy nhiên, tử hình vẫn đạt được mục đích phòng ngừa riêng của nó khi loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án. Và mục đích phòng ngừa chung khi có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa những cá nhân không vững vàng trong xã hội đi vào con đường phạm tội.
Thứ năm, quy định về hình phạt tử hình trong BLHS vẫn phù hợp với nguyên tắc nhân đạo
Vì hình phạt này tuy tước đi quyền sống của người phạm tội nhưng để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng, loại trừ nguy cơ đe dọa cộng đồng. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng với một số loại tội danh, và loại trừ đối tượng bị tử hình là người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.