FDI

Trong lĩnh vực đầu tư, bạn vẫn thường hay nghe nói về FDI. Vậy, FDI là gì? Hoạt động đầu tư của FDI được thể hiện như thế nào? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI ra sao?

FDI là gì?

Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, có thể hiểu khái niệm FDI như sau: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là tổ chức kinh tế có cổ đông hoặc thành viên là nhà đầu tư nước ngoài.

FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment.

Vốn FDI là gì? Cách chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam

Hoạt động đầu tư của FDI

Hiện nay, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI được quy định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật về đầu tư.  Bao gồm:

– Tổ chức kinh tế phải đáp ứng tất cả những điều kiện và tiến hành chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khi có hoạt động đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác hoặc đầu tư vào việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+  Có nhà đầu tư nước ngoài giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

– Nếu tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thì tiến hành thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam từ trước nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó, không cần thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI

Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI là những yêu cầu cần đáp ứng theo pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước đối với mỗi loại hình doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam đặt ra những điều kiện này không chỉ nhằm mục đích quản lý chặt chẽ mà còn thuận lợi hơn trong việc thống kê, rà soát, nắm bắt tình hình kinh tế-xã hội của đất nước đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đứng ra thành lập hoặc góp vốn. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người mà có quốc tịch nước ngoài hoặc một tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện việc hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020)Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo 03 hình thức sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Qua hoạt động này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở thành cổ đông công ty cổ phần.

– Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Qua hoạt động này, nhà đầu tư nước ngoài trở thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên công ty hợp danh.

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm

Doanh nghiệp FDI chỉ được đăng ký và kinh doanh những ngành nghề được pháp luật Việt Nam cho phép, không được đăng ký và kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư có thể bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật không được phép; Kinh doanh mẫu vật các loài động – thực vật hoang dã khai thác từ tự nhiên; Kinh doanh hoạt động mại dâm; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê; Hoạt động mua, bán người, xác, mô, bộ phận cơ thể người, bào thai người….

Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư, trước khi thành lập doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan Đăng ký đầu tư – Sở KHĐT của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi nơi đặt trụ sở chính.

Thành lập doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp FDI

Hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

* Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp FDI bao gồm:

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ Công ty;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty;

– Danh sách thành viên/cổ đông;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

* Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay