DOANH NGHIỆP XÃ HỘI CÓ ĐƯỢC MỞ CHI NHÁNH KHÔNG?

Việc thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động và tăng cường hiện diện của mình trên thị trường. Nhờ có chi nhánh và văn phòng đại diện, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng và thị trường mới một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, điều này cũng giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh rộng khắp, tạo ra sự kết nối và tương tác giữa các chi nhánh và văn phòng đại diện. Vậy Doanh nghiệp xã hội có được mở chi nhánh không?

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, không có quy định cụ thể thế nào là doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên có thể hiểu doanh nghiệp được thành lập nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, sử dụng lợi nhuận sau thuế hằng năm để tái đầu tư và thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp xã hội như sau:

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp.”

Tiêu chí doanh nghiệp xã hội

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, tiêu chí doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng bao gồm:

– Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

– Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.

– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

Các mô hình của doanh nghiệp xã hội

Các loại mô hình doanh nghiệp xã hội hiện nay gồm có:

Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận là là mô hình các tổ chức, nhóm tình nguyện, hiệp hội, trung tâm của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS…;

Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận, có định hướng xã hội là mô hình kinh doanh mặc dù có lợi nhuận nhưng không bị chi phối về lợi nhuận hay đặt nặng vấn đề về tài chính, mà chỉ chú trọng vào mục đích chia sẻ các dự án môi trường, xã hội vì cộng đồng. Đa số lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tái đầu tư hoặc trợ cấp cho các hoạt động này;

Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là doanh nghiệp do các cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập, kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, thường hoạt động dưới hình thức của công ty TNHH hay công ty cổ phần. Lợi nhuận thu được chủ yếu để tái đầu tư hoặc mở rộng phát triển xã hội.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Tất cả tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tổ chức có tư cách pháp nhân;
  • Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không thuộc trường hợp các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.

Điều kiện về tên của doanh nghiệp xã hội

Tên doanh nghiệp xã hội phải được đặt theo quy định tại Điều 37 (Tên doanh nghiệp), Điều 38 (Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, Điều 39 (Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp) và Điều 41 (Tên trùng và dễ gây nhầm lẫn) tại Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể:

  • Tên của doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng;
  • Có thể bổ sung cụm từ “xã hội” vào tên riêng doanh nghiệp.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Điều kiện về trụ sở chính

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Không đặt trụ sở doanh nghiệp tại địa chỉ là căn hộ chung cư (trừ căn hộ chung cư có chức năng thương mại) hoặc nhà tập thể.

Doanh nghiệp xã hội có được mở chi nhánh không?

Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh như sau:

Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh

1.Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Như vậy, doanh nghiệp nói chung hay doanh nghiệp xã hội nói riêng cũng đều có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi Doanh nghiệp xã hội có được mở chi nhánh không?. Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ hotline: 0902199090- 0982068560! Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay