DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP CẦN LÀM NHỮNG GÌ?

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?

Doanh nghiệp mới thành lập sẽ cần phải thực hiện những công việc cụ thể như sau:

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Căn cứ theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí.

– Thời hạn thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Treo biển tên công ty

Tên công ty, doanh nghiệp được xác định là tên ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tên công ty, doanh nghiệp đó phải được gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không tiến hành treo bảng hiệu sau khi thành lập thì hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính hoặc trong trường hợp nặng hơn là bị khóa mã số thuế.

Kê khai và nộp lệ phí môn bài

  • Nộp tờ khai: Hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc sản xuất – kinh doanh theo Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, công ty vẫn cần nộp tờ khai lệ phí môn bài. Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
  • Nộp lệ phí môn bài: Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng hàng năm sẽ được xác định tùy thuộc vào vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp đó. Căn cứ nội dung thuộc Khoản 1 và Khoản 4 Điều 5 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thời hạn thuế môn bài của công ty mới thành lập được quy định cụ thể là phải thực hiện việc nộp thuế trước ngày 30/01 của năm sau năm mới thành lập.

Đăng ký và kích hoạt chữ ký số điện tử

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp. Khi đăng ký sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp mới thành lập cần phải chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật bao gồm các loại giấy tờ như Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (phải còn hiệu lực).

Đăng ký mua và phát hành hóa đơn điện tử

căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định 100% các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, doanh nghiệp cần thực hiện việc mua và phát hành hóa đơn điện tử theo quy định của pháp luật. Do đây là yêu cầu mang tính bắt buộc, chính vì vậy, nếu doanh nghiệp không thực hiện việc chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc thực hiện việc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị xử phạt hành chính với số tiền lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay