Kinh doanh vận tải hành khách là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy để đi vào hoạt động ngành nghề này thì DN cần đáp ứng được điều kiện cần và đủ của nó: Vậy DN cần làm gì và thủ tục, hồ sơ như thế nào?
Quy định tại Điều 13 Nghị Định 86/2014/NĐ – CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 2 và và từ Khoản 14 đến Khoản 16 Điều 1 Thông tư 60/2015/TT-BGTVT, ngoài ra còn được quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008.
Các quy định chung khi kinh doanh vận tải hành khách
Quy định chung
– Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép
– Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư 86/2014/NĐ-CP.
– Quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải:
+ Bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh (chỉ áp dụng với vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt);
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
+ Có hồ sơ lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định.
– Quản lý lái xe kinh doanh vận tải
+ Lập và cập nhật đầy đủ các thông tin về quá trình làm việc của lái xe vào Lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị.
+ Tổ chức khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và chỉ sử dụng lái xe có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không tuyển dụng, sử dụng lái xe có sử dụng chất ma túy;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải phải sử dụng lái xe đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có sức chứa từ 30 chỗ để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng.
+ Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận.
Về phương tiện giao thông:
– Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
– Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe; ( chi tiết Điều 14 Nghị Định 86/2014/NĐ-CP)
– Ghi tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc hai bên cánh cửa xe
– Niên hạn sử dụng: ≤ 10 năm
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; ( quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP) chỉ tiết thủ tục *
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn:
+ Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng;
+ Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xeô tô chở khách.
Về lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
– Nhân viên phục vụ trên xe và lái xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. ( quy định chi tiết tại Điều 7 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 3 và từ Khoản 14 đến Khoản 16 Điều 1 Thông tư 60/2015/TT-BGTVT Quy định về tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải hành khách)
– Lái xe: có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển; không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật. Đi kèm theo đó là giấy chứng nhận tập huấn lái xe .
-Giấy chứng nhận sức khoẻ định kỳ đối với người lái xe.
– Nhân viên phục vụ trên xe: có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh, được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định.
– Người điều hành vận tải: phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
Hồ sơ và thủ tục kinh doanh vận tải hành khách
Sau khi đáp ứng được các điều kiện trên, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy phép kinh doanh, cụ thể về hồ sơ và thủ tục như sau:
Bước 1: Cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở Giao thông vận tải
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định , cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.
Bước 4: Doanh nghiệp đến nhận kết quả.
* Thủ tục cấp phù hiệu cho xe vận tải hành khách theo hợp đồng.( quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24;
– Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
– Giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải.
– Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì phải có xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo mẫu.
– Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở Giao thông vận tải
Bước 3:
– Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;
– Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;
– Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Doanh nghiệp đến nhận kết quả.