Thừa kế thế vị là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế thế vị là:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Như vậy, có thể hiểu thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác. Việc người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản.
Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?
Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ:
“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quỵ định tại Điều 651 và 652 của Bộ luật này.”
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 cũng có quy định:
“Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đù các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đổi với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan ”.
Trong quan hệ con nuôi, mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ đặt ra giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, không đặt ra giữa “ông – cháu – chắt”. Bản chất của mối quan hệ “con nuôi” là hướng đến việc nuôi dưỡng, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt nhất. Do đó, mối quan hệ được pháp luật quy định xoay quanh mối quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi mà không có sự ràng buộc với các thành viên gia đình khác của cha, mẹ nuôi. Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Chính vì vậy nên con nuôi cũng được hưởng thừa kế thế vị.
Trường hợp nào con nuôi không được hưởng di sản thừa kế thế vị?
Trường hợp nào con nuôi không được hưởng di sản thừa kế thế vị được quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể gồm các trường hợp sau:
Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, nếu rơi vào các trường hợp trên thì con nuôi sẽ không được thừa kế kế vị di sản do người đã mất để lại.