Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được kẻ lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng… Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ lừa đảo thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.
Hỗ trợ lấy lại tiền treo có phải lừa đảo không?
Có, bởi thực tế, nhiều nạn nhận bị lừa đảo mất tiền, lên mạng cầu cứu, lại bị “sập bẫy” lừa đảo tiếp. Bởi các dịch vụ “lấy lại tiền bị lừa đảo” từ các hội nhóm trên mạng xã hội hay từ các cơ quan có thẩm quyền. Đánh vào tâm lý các nạn nhân vừa bị mất tiền và tại các nhóm khác nhau, các thành viên trong nhóm công khai đăng quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo chuyển khoản, hay tiền chốt đơn trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, chứng khoán,… như:
“Muốn thu hồi tiền về tài khoản thì chủ động nhắn tin cho em để có cách xử lý; Uy tín, đảm bảo giải ngân trong ngày; Thủ tục đơn giản, chi phí thấp;…”
Sau đó, chúng sẽ sử dụng các kỹ thuật thao túng tâm lý để thuyết phục và lấy lòng tin của nạn nhân. Khi nạn nhân đã “sập bẫy”, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu thanh toán các khoản tiền dưới dạng phí hệ thống, phí pháp lý, hoặc bất kỳ chi phí phát sinh nào khác. Sau khi đã bị lừa chuyển một trong các loại phí, nạn nhân có thể bị cuốn vào và tiếp tục chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo với mong muốn lấy lại được số tiền đã mất trước đó.
Ngoài việc chiếm đoạt tiền, các đối tượng lừa đảo cũng thu thập được nhiều thông tin cá nhân của nạn nhân như số tài khoản ngân hàng, họ tên, số CCCD, số điện thoại, địa chỉ email… từ đó tạo điều kiện cho chúng thực hiện các hành vi lừa đảo tiếp theo.
Dấu hiệu nhận biết dịch vụ lừa đảo lấy lại tiền
– Nghiên cứu mục tiêu: Kẻ lừa đảo xác định những cá nhân hoặc tổ chức có danh tiếng chân thật và đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp kẻ lừa đảo chọn đúng mục tiêu để giả mạo.
– Thiết lập liên lạc: Kẻ lừa đảo tiếp cận nạn nhân hoặc những người liên quan đến mục tiêu dưới cái giả của một cá nhân, tổ chức hoặc nhân viên đáng tin cậy; sử dụng ngôn ngữ thuyết phục và các chiến thuật để xây dựng lòng tin của họ.
– Yêu cầu thanh toán hoặc thông tin nhạy cảm: Sau khi nạn nhân tin tưởng vào khả năng của kẻ lừa đảo, yêu cầu thanh toán hoặc thông tin cá nhân dưới giả danh phí xử lý, yêu cầu pháp lý hoặc bất kỳ lý do hợp lý nào khác.
Biện pháp phòng tránh
– Không chuyển tiền ngay lập tức: Hãy luôn kiểm tra và xác nhận rõ ràng nguồn gốc và mục đích của giao dịch chuyển tiền trước khi thực hiện. Không chuyển tiền dựa trên các yêu cầu đột xuất, không xác định hoặc không rõ ràng.
– Xác minh danh tính: Khi bạn nhận được cuộc gọi, tin nhắn hoặc yêu cầu thông tin cá nhân qua điện thoại, hãy xác minh danh tính của người gọi bằng cách yêu cầu thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc liên lạc lại qua một kênh tin cậy khác.
– Luôn luôn giữ cảnh giác và không đồng ý thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào mà không có đầy đủ thông tin và xác minh. Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân của bạn và tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến để tránh trở thành nạn nhân.