Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Cụ thể hơn, hành vi bạo lực gia đình: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;… Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Bạo lực gia đình để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ về thể xác, tinh thần mà thậm chí còn ảnh hưởng đến giống nói đặc biệt là tác động tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em.
Khi bị bảo lực gia đình, chúng ta không nên im lặng cam chịu mà hãy đứng lên, mở cửa ra và tự bảo vệ chính mình. Đặc biệt, trong trường hợp này, người phụ nữ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình cũng như yêu cầu các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc…
Cụ thể:
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.
– Cơ quan công an hoặc đồn biên phòng nơi gần nhất với nơi xảy ra bạo lực gia đình.
-Trường học nếu người bị bạo lực gia đình đang theo học.
– Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác mặt trận nơi xảy ra bạo lực gia đình.
– Người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp xã nơi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.
– Các số điện thoại tổng đài cần nhớ trong trường hợp khẩn cấp.
– Đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh; nếu có bảo hiểm y tế, các chi phí khám và điều trị sẽ do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
– Đến các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình… để được tư vấn về chăm sóc sức khỏe, ứng xử trong gia đình, các vấn đề về pháp lý và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình…
Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, sắp tới sẽ có tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. Theo Điều 7 Nghị định 76/2023/NĐ-CP, tổng đài này sẽ dùng số điện thoại ngắn có 03 chữ số để tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình. Tổng đài này sẽ hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, có ghi âm tự động và miễn phí cho mọi cuộc gọi đến và gọi đi.
Ngoài ra, còn có một số số tổng đài cần nhớ gồm: Tổng đài 111 (bảo vệ trẻ em); tổng đài 112 (yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn); tổng đài 113 (tổng đài khẩn cấp về an ninh trật tự); tổng đài 114 (tổng đài cứu hỏa, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp); tổng đài 115 (tổng đài cấp cứu khẩn cấp)…