TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Tranh chấp thương mại là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định rằng:

 Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Dựa vào khái niệm trên có thể suy ra rằng tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.

Những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại, có thể kể đến như:

  • Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua; xây dựng; vận chuyển hàng hóa; mua bán trái phiếu, cổ phiếu; đầu tư tài chính, ngân hàng.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Hay mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại, do hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại làm thiệt hại đến lợi ích của bên còn lại.

Tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân. Ngoài ra các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại khi trong các giao dịch, bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại.

Phân loại các tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại được chia thành các loại sau:

  • Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
  • Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, …
  • Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp thương mại hiện tại và trong tương lai.

Đặc điểm của tranh chấp trong thương mại

Thứ nhất, tranh chấp thương mại là tranh chấp của các hoạt động có mục đích sinh lợi.

Khái niệm mục đích sinh lợi là một khái niệm rộng, bao hàm cả khái niệm mục đích sinh lời. Bởi lẽ, mục đích hoạt động của các thương nhân không chỉ lúc nào cũng hướng tới lợi nhuận. Ngoài ra, họ có thể hướng tới danh tiếng hoặc trách nhiệm của họ đối với xã hội.

Thứ hai, trong tranh chấp thương mại sẽ có ít nhất một bên là thương nhân.

Đây là yêu cầu được đặt ra tại Điều 1 Luật Thương mại quy định về phạm vi điều chỉnh. Bởi lẽ, luật thương mại được lập ra để điều chỉnh mối quan hệ của thương nhân hoạt động thương mại một cách chuyên nghiệp, gắn liền với sự tồn tại của thương nhân ấy. Giả dụ, luật thương mại sẽ điều chỉnh các mối quan hệ mua bán hàng hóa của một thương nhân bán bánh, kẹo và không điều chỉnh hành động tổ chức từ thiện của thương nhân đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay