CẤU THÀNH TỘI PHẠM

Về khái niệm cấu thành tội phạm

Khái niệm cấu thành tội phạm chỉ được sử dụng trong các giáo trình của các trường luật hoặc khi cần phải nghiên cứu các đề tài khoa học, còn BLHS hầu như không sử dụng khái niệm này. Tuy nhiên, khi nêu khái niệm về tội phạm ở khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 quy định:

Tội phạm là hành vi nguy him cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Như vậy, BLHS nếu khái niệm của tội phạm với đầy đủ các yếu tố (nội hàm) cấu thành: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Có thể hiểu, cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ 4 yếu tố, đó là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.

Như vậy, cấu thành tội phạm là một khái niệm khoa học phản ánh các dấu hiệu đặc trưng, nếu thiếu nó thì không phải là tội phạm. Cấu thành tội phạm là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm với giai đoạn thực hiện tội phạm nhằm xác định tội phạm đó được thực hiện ở giai đoạn nào: chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt hoặc tội phạm đã hoàn thành, hoặc kết thúc

Cấu thành tội phạm vật chất

Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà có các dấu hiệu phạm tội bắt buộc là hành vi khách quan (thuộc mặt khách quan của tội phạm) và hậu quả thiệt hại do hành vi này gây ra. Để xác định được hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra cần phải chứng minh giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với nhau. Do đó, trong các tài liệu thu thập dấu hiệu phạm tội của các tội phạm có cấu thành vật chất luôn có đầy đủ 3 dấu hiệu sau:

  • Hành vi phạm tội;
  • Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Hiểu một cách đơn giản, cấu thành tội phạm vật chất đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra và hậu quả này xuất phát từ chính hành vi vi phạm. Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành kể từ thời điểm có xảy ra thiệt hại.

Cấu thành tội phạm hình thức

Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm chỉ có duy nhất một yếu tố bắt buộc là hành vi nguy hiểm cho xã hội (thuộc mặt khách quan của tội phạm). Trong đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Tội phạm cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành kể từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có tội phạm cấu thành hình thức mới có giai đoạn phạm tội chưa đạt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay