Tài sản tiềm tàng của doanh nghiệp là gì?
Căn cứ Mục 07 Chuẩn mực số 18 ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC thì có thể hiểu tài sản tiềm tàng của doanh nghiệp như sau:
Tài sản tiềm tàng là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
Có thể hiểu, tài sản tiềm tàng là một lợi ích kinh tế tiềm năng phụ thuộc vào các sự kiện trong tương lai ngoài sự kiểm soát của công ty. Công ty không biết chắc chắn liệu những lợi ích này sẽ thành hiện thực không, và không thể xác định giá trị kinh tế chính xác của chúng, do đó những tài sản này không được ghi lại trên bảng cân đối. Tuy nhiên, chúng có thể được ghi chú trong thuyết minh báo cáo tài chính kèm theo, nếu chúng đáp ứng một số điều kiện. Tài sản tiềm tàng còn được gọi là tài sản tiềm năng.
Doanh nghiệp có được ghi nhận các tài sản tiềm tàng trong các báo cáo tài chính hay không?
Theo Mục 29 Chuẩn mực số 18 ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
Tài sản tiềm tàng
27. Doanh nghiệp không được ghi nhận một tài sản tiềm tàng.
28. Tài sản tiềm tàng phát sinh từ các sự kiện không có trong kế hoạch hoặc chưa được dự tính, dẫn đến khả năng có thể thu được lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ví dụ: một khoản được bồi thường đang tiến hành các thủ tục pháp lý khi kết quả chưa chắc chắn.
29. Doanh nghiệp không được ghi nhận tài sản tiềm tàng trên báo cáo tài chính vì điều này có thể dẫn đến việc ghi nhận khoản thu nhập có thể không bao giờ thu được. Tuy nhiên, khi có khoản thu nhập gần như chắc chắn thì tài sản liên quan đến nó không còn là tài sản tiềm tàng và được ghi nhận vào báo cáo tài chính là hợp lý.
30. Khi có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai thì doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính một tài sản tiềm tàng như quy định trong đoạn 84.
31. Tài sản tiềm tàng phải được đánh giá thường xuyên để đảm bảo là đã được phản ánh một cách hợp lý trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu doanh nghiệp gần như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, thì tài sản và khoản thu nhập liên quan phải được ghi nhận trên báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thể xảy ra khoản thu nhập đó theo quy định tại đoạn 84.
…
Theo đó, doanh nghiệp không được ghi nhận tài sản tiềm tàng trên báo cáo tài chính vì điều này có thể dẫn đến việc ghi nhận khoản thu nhập có thể không bao giờ thu được. Tuy nhiên, khi có khoản thu nhập gần như chắc chắn thì tài sản liên quan đến nó không còn là tài sản tiềm tàng và được ghi nhận vào báo cáo tài chính là hợp lý.
Đặc điểm về tài sản tiềm tàng của doanh nghiệp
– Tài sản tiềm tàng có thể được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán: Để khiến tài sản tiềm tàng của doanh nghiệp có thể trở thành một tài sản được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, cần phụ thuộc vào các khoản thời gian nhất định. Càng những khoảng thời gian về sau của sự kiện, các thông tin đưa đến kết luận về khả năng của doanh nghiệp càng chắc chắn. Tuy nhiên do đây là dòng tiền tiềm tàng của tương lai nên các khoảng thời gian xem xét cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào hoạt động thực tế đưa đến căn cứ xác định dòng tiền của doanh nghiệp là gì.
– Khó xác định giá trị và khả năng trở thành tài sản trong tương lai: Việc dựa trên căn cứ xác định chỉ hướng đến hoạt động xác định tài sản tiềm tàng. Ngoài ra doanh nghiệp không có căn cứ khác trong xác định dòng tiền. Do đó mà trong hoạt động thực tế, khó xác định các giá trị của dòng tiền. Tài sản tiềm tàng có thể phát sinh khi chưa biết rõ giá trị kinh tế của nó. Ngoài ra, tài sản tiềm tàng cũng có thể phát sinh do không chắc chắn sự kiện tạo ra nó liệu có xảy ra không và xảy ra khi nào. Một tài sản tiềm tàng xuất hiện do các sự kiện trước đó, nhưng toàn bộ thông tin tài sản sẽ không được thu thập cho đến khi các sự kiện trong tương lai xảy ra.
– Các công ty phải đánh giá lại tài sản tiềm tàng liên tục: Các tài sản tiềm tàng dù không được tính trong giá trị tài sản của công ty nhưng lại có liên quan đến hoạt động xác định cơ hội, hay rủi ro. Đó cũng là giá trị công ty cần quan tâm khi ước tính các khoản thu nhập đạt được tối đa. Việc thống kê và báo cáo cũng được thực hiện như hoạt động kiểm kê tài sản. Do đó, với các tài sản tiềm tàng cũng được báo cáo trong các báo cáo về tài chính.
– Thực hiện các báo cáo đối với ước tính giá trị tài sản tiềm tàng: Trên thực tế không có cơ sở để đánh giá cụ thể giá trị tài sản. Tuy nhiên dựa trên các tình tiết trên thực tế, phải xây dựng các báo cáo ước tính giá trị. Khi ước tính số tiền để báo cáo, phải sử dụng định giá tài sản ước tính thấp nhất. Bởi việc đánh giá này cũng ảnh hưởng đến thực tế. Trong khi một giá trị không chắc chắc có được đem nên cân đối giá trị, không nên đẩy các giá trị lên cao, bởi vì yếu tố khả thi là rất nhỏ. Tài sản tiềm tàng không được ghi nhận lợi nhuận cho đến khi lợi nhuận thực sự xảy ra.