DI SẢN THỪA KẾ

Di sản thừa kế là gì?

Khái niệm di sản thừa kế chưa được văn bản pháp luật nào đưa ra cụ thể mà hầu hết chỉ được nêu ra với cách liệt kê di sản gồm những tài sản nào. Khái niệm này đã được một số nhà khoa học đưa ra khi nghiên cứu pháp luật về thừa kế trên cơ sở một số phương diện:
– Xét trên phương diện đạo đức – xã hội: Di sản thừa kế là của cải, vật chất (tài sản), là phương diện thực hiện bổn phận tiếp theo của người chết nhằm gây dựng và chăm lo cho tương lai đối với những người hưởng thừa kế.
– Xét trên phương diện kinh tế: Di sản thừa kế là của cải vật chất (tài sản) của người chết để lại cho những người khác còn sống để dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng.
– Xét trên phương diện khoa học luật dân sự: Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Di sản bao gồm t01”

Như vậy, di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.

Thừa kế theo pháp luật áp dụng trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật gồm:

– Trường hợp một: Không có di chúc.

– Trường hợp hai: Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, rơi vào trường hợp vi phạm điều kiện chung của giao dịch dân sự theo Điều 177 và điều kiện về di chúc hợp pháp theo Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Trường hợp ba: Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp bốn: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản.

– Trường hợp năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà từ chối nhận di sản.

– Trường hợp sáu: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

Nguyên tắc chia di sản theo pháp luật

Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật, như phân chia đều nhau, theo thứ tự hàng thừa kế, phân chia cho những người nằm trong diện thừa kế.

Phương thức phân chia gồm có phân chia theo hiện vật và theo giá trị của hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Bởi vậy, tùy vào từng trường hợp mà pháp luật quy định về người thừa kế, điều kiện áp dụng, trường hợp áp dụng thực hiện phân chia di sản thừa kế./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay