ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ

Đi cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, nhãn hiệu đã xuất hiện trong nền kinh tế thị trường từ rất sớm và tồn tại cho đến nay. Nhãn hiệu luôn đi cùng với sản phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu luôn nhận được nhiều sự quan tâm.

Nhãn hiệu là gì?

Tại khoản 1 Điều 15b của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs), khái niệm nhãn hiệu được hiểu là bất kỳ một dấu hiệu hoặc một tổ hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ (kể cả tên riêng), các chữ cái, chữ số, các yếu tố mang tính minh họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó đều phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu.

Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi tổ chức mà khái niệm nhãn hiệu được đưa ra có quy định khác nhau, nhưng cơ bản giống nhau về nội dung. Tại Việt Nam khái niệm nhãn hiệu được quy định một cách ngắn gọn trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019, 2022): 16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Phân loại nhãn hiệu

Theo Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu có thể được chia thành 04 loại: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiêng.

Nhãn hiệu tập thể

Tại Việt Nam, nhãn hiệu tập thể là một khái niệm tương đối mới. Theo đó, Nhãn hiệu tập thể được hiểu là loại nhãn hiệu được dùng nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. Ví dụ Nhãn hiệu Xoài Cao Lãnh và hình là nhãn hiệu tập thể do Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ năm 2012.

Nhãn hiệu chứng nhận

Theo khoản 18 Điều 4 luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các tổ chức, cá nhân khác có thể sử dụng trên các hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để có thể chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Có thể khẳng định điều này qua diện sử dụng NHCN Phạm vi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận rất rộng, ví dụ các nhãn hiệu thuộc dòng ISO – International Standard Organization (ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000) chúng ta vẫn thường hay thấy.

Nhãn hiệu nổi tiếng

Khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời, trải qua nhiều sửa đổi, đến năm 2022 thì nhãn hiệu nổi tiếng được định nghĩa là Nhãn hiệu nổi tiếng là loại nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (khoản 20 Điều 4). Đây là một loại nhãn hiệu được xác định dựa trên cơ sở tính phổ thông của chúng, được nhiều người tin dùng và có tính phân biệt cao.

Nhãn hiệu liên kết

Pháp luật Việt Nam quy định, nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu có cùng một chủ thể đăng ký nhãn hiệu, có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có thể liên quan với nhau (khoản 19 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ) ví dụ về nhãn hiệu liên kết có thể kể đến là  nhãn hiệu LIOA được coi là nhãn hiệu chính và để bảo vệ nhãn hiệu đó công ty đã đăng ký bảo hộ cho nhiều nhãn hiệu tương tự như LEEOA, LIWA.

 Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là các yêu cầu cụ thể đối với đối tượng của sở hữu công nghiệp, chỉ khi đối tượng ấy đáp ứng được yêu cầu cụ thể thì mới được bảo hộ về mặt pháp lý. Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Như vậy, có thể hiểu điều kiện chung để một nhãn hiệu được bảo hộ là:

– Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác

– Nhãn hiệu phải có dấu hiệu nhìn thấy được dưới các dạng như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay