THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP KINH DOANH

Thị trường kinh doanh ngày càng thu hút nhiều chủ thể tham gia với đa dạng ngành, nghề kinh doanh. Trước sự phát triển mạnh mẽ đó, yêu cầu quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đã được đặt ra. Bên cạnh việc bắt buộc phải đăng ký kinh doanh thì vấn đề thời hạn của giấy phép kinh doanh cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Giấy phép kinh doanh là gì?

Định nghĩa

Đăng ký giấy phép kinh doanh được xem là bước quan trọng khi chủ thể bước vào hoạt động kinh doanh. Theo khoản 1 điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Điều kiện kinh doanh là yếu tố mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh, được thể hiện dưới hình thức là giấy phép kinh doanh.

Tóm lại, giấy phép kinh doanh có thể được định nghĩa như sau:

Giấy phép kinh doanh là loại văn bản được cấp cho các doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh do luật định. Giấy phép kinh doanh là căn cứ xác thực pháp lý cho doanh nghiệp.

Đặc điểm của giấy phép kinh doanh

Để không gây nhầm lẫn với các loại giấy tờ pháp lý khác của doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh có những đặc điểm sau:

  • Là sự công nhận của nhà nước với sự ra đời của một thực thể kinh doanh;
  • Là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng quản lý, nắm bắt được xu hướng ngành nghề trong xã hội;
  • Là căn cứ quan trọng để tiến hành kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các ngành nghề có điều kiện, từ đó tiến hành kiểm soát nghĩa vụ thuế.

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh.

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ có các loại giấy tờ khác nhau. Về cơ bản sẽ có giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập.

– Bản sao chứng thực các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì cần đáp ứng việc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức được hợp pháp hóa lãnh sự.

Hồ sơ được nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Có 03 hình thức nộp hồ sơ:

– Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh

– Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua dịch vụ bưu chính

– Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh online qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Trên cơ sở đó đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ.

Bước 4: Đóng phí và nhận giấy phép kinh doanh.

Thời hạn của giấy phép kinh doanh

Đối với giấy phép kinh doanh, thời hạn của mỗi loại giấy phép kinh doanh với các ngành nghề khác nhau thì sẽ khác nhau.

– Nếu doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh đối với ngành, nghề không có điều kiện thì hiện tạo pháp luật nước ta chưa đưa ra quy định về thời hạn nên có thể hiểu giấy phép ấy không có thời hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần làm thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh khi hết thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ công ty.

– Nếu doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh đối với ngành, nghề yêu cầu điều kiện thì giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn cụ thể. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có thể hiểu là những ngành nghề được xem là có khả năng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, do đó phải được kiểm soát chặt chẽ tại những khâu sản xuất, tiêu dùng. Theo đó, pháp luật nước ta cũng đã đưa ra Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 bao gồm 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Các ngành nghề được đề cập trong danh mục này buộc phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật mới có thể được cấp Giấy phép kinh doanh.

Ví dụ: giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn có thời hạn 5 năm.

– Bên cạnh đó, một số loại giấy phép con cũng có thời hạn cụ thể như là:

+ Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp bởi Sở y tế hoặc phòng y tế . Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực 03 năm.

+ Giấy cam kết bảo vệ môi trường được cấp bởi UBND cấp huyện; có hiệu lực 03 năm đối với các cơ sở kinh doanh các hóa chất độc hại; có thời hạn 5 năm với cơ sở không kinh doanh các loại hóa chất độc hại.

Để xử lý khi Giấy phép kinh doanh hết thời hạn, trước khi giấy phép kinh doanh hết hạn 30 ngày, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo luật định để tiến hành xin cấp giấy phép kinh doanh mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay