VỐN ĐIỀU LỆ CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Hộ kinh doanh cá thể là gì? 

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Điều 78 nghị định 01/2021/NĐ-CP chi tiết khái niệm hộ kinh doanh cá thể như sau:

  1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
  2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Quy định thành lập hộ kinh doanh 

1.Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cung cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Hộ kinh doanh được đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Theo đó, hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh.

Theo Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn điều lệ. Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề sau:

– Vốn điều lệ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng như nhau.

– Vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh, quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.

– Nếu hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động, sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn, chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.

Hiện nay pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng và quyết định của chủ hộ kinh doanh. Vốn điều lệ nên đăng ký ở mức vừa phải so với khả năng tài chính của chủ hộ kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay