THẾ NÀO LÀ MỤC ĐÍCH HÔN NHÂN KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC?

Hôn nhân

Hôn nhân là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”

Có thể hiểu, hôn nhân là một mối quan hệ giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu chính thức cho cuộc hôn nhân bắt đầu. Về mặt pháp luật, đăng ký kết hôn với cơ quan nhà nước là chính thức bước vào cuộc hôn nhân.

Đặc điểm của hôn nhân

– Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Đây là đặc điểm để phân biệt giữa hôn nhân xã hội chủ nghĩa và hôn nhân phong kiến với chế độ đa thê.

– Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Cơ sở của tự nguyện trong hôn nhân là tình yêu chân thành giữa nam và nữ, không bị các yếu tố khách quan tác động và chi phối.

– Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng: đó là sự bình đẳng về hình thức pháp lý cũng như bình đẳng trong thực tế đời sống xã hội.

– Hôn nhần là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững: Tính chất bền vững “suốt đời” là đặc trưng của hôn nhân xã hội chủ nghĩa.

Sinh Con Là Mục đích Cuối Cùng Của Hôn Nhân? - Nhà Nhiều Cột

Mục đích của hôn nhân

Hôn nhân là tiền đề cho một gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Trong đó mọi người thương yêu, giúp đỡ nhau cùng phát triển và bảo đảm cho đời sống lành mạnh, tương lai con cái được tốt đẹp, góp phần làm cho xã hội được phát triển thịnh vượng và mọi người trong gia đình đều phấn khởi lao động sản xuất, cùng nhau cải thiện đời sống và phát triển đất nước.

Mục đích của hôn nhân được hiểu là các vấn đề về pháp lý và đời sống được các chủ thể trong quan hệ hôn nhân hướng tới thực hiện. Mục đích của hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, bền vững. Mục đích của hôn nhân là để xây dựng gia đình, vì thế, ngay cả khi vợ chồng không có con cuộc hôn nhân đó vẫn được bảo vệ. Bởi, nó là cơ sở xây dựng gia đình. Hôn nhân bảo đảm các Điều kiên, tính chất tốt  đẹp của nó, là tiền đề cho một gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững.

Thế nào là mục đích hôn nhân không đạt được?

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tại Điều 56 quy định một bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu “mục đích của hôn nhân không đạt được”. Đây là quy định duy nhất trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nhắc đến “không đạt được mục đích hôn nhân”. Các văn bản pháp lý hướng dẫn cũng không đề cập đến vấn đề này. Duy nhất Luật Hôn nhân và gia đình 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định giải thích cụ thể thế nào là không đạt được mục đích của hôn nhân. Tuy nhiên do hiện nay các văn bản này đã hết hiệu lực vì vậy chỉ mang tính tham khảo, định hướng.

Nghị quyết 02/2000/NQ-HDTP quy định mục đích của hôn nhân không đạt được là khi vợ chồng:

– Không có tình nghĩa vợ chồng;

– Không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng;

– Không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;

– Không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng;

– Không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

Khi nhắc tới “mục đích hôn nhân không đạt được” để giải quyết ly hôn, không phải hiểu đơn giản là tình yêu giữa vợ và chồng không còn nữa. Mà là khi giữa vợ và chồng đã có những mâu thuẫn sâu sắc, họ không còn muốn sống chung, thậm chí không muốn nhìn thấy mặt nhau nữa. Điều đó nói lên thực tế quan hệ hôn nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng khó lòng mà tiếp tục. Bởi vì mục đích của hôn nhân một phần mong muốn vợ và chồng phải sống hạnh phúc trong chính sự lựa chọn của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay