A xây nhà có đủ giấy phép. Trong quá trình xây, A không thực hiện các biện pháp an toàn trong khi xây dựng làm nứt, hỏng hóc nhà của B. Trách nhiềm bồi thường dân sự của A cho B được quy định như thế nào? Yêu cầu Luật sư của Văn phòng Luật sư Kết Nối tư vấn và giải quyết.
Trả lời:
Qua nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, thông tin có trong vụ việc Văn phòng Luật sư Kết Nối đưa ra quan điểm tư vấn, định hướng giải quyết và đề xuất cung cấp dịch vụ pháp lý đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do việc xây nhà không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật làm hư hại nhà bênh cạnh, quan điểm tư vấn như sau:
1/ Cơ sở pháp lý giải quyết sự việc
+ Căn cứ theo Điều 627 Bộ luật dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra:
“Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.”
+ Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị quy định về việc xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận:
“1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:
a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án.
b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.”
2/ Phương hướng giải quyết:
+ bước 1: Hòa giải với chủ nhà, yêu cầu chủ nhà bồi thường thiệt hại và cam kết sử dụng biện pháp an toàn, ngặn chặn và không tái diễn việc vi phạm
+ Bước 2: Thông báo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền (UBND, Thanh tra xây dựng) yêu cầu chủ nhà dừng xây nhà cho đến khi khắc phục xong hậu quả, bồi thường xong thiệt hại và áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn.
+ Bước 3: Khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời để nghị áp dụng các biện pháp ngăn chặn
3/ Hỗ trợ của Văn phòng luật sư Kết Nối
+ Tư vấn các quy định liên quan đến xác định thiệt hại, trách nhiệm, và các căn cứ pháp lý yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật;
+ Soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo để gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như UBND, thanh tra xây dựng yêu cầu xử lý sai phạm và bồi thường thiệt hại;
+ Đại diện theo ủy quyền làm việc với bên vi phạm, các cá nhân, cơ quan, nhà nước có thẩm quyền;
+ Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý khách hàng tại TAND có thẩm quyền.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ KẾT NỐI – CONNECT LAW FIRM
Địa chỉ trụ sở: 53/53 Vũ Xuân Thiều, Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội
VPGD: Số 9, Lô 4B Vũ Phạm Hàm, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: L14-08B, lầu 14, tòa nhà Vincom, 72 Lê Thánh Tôn,
phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại Miền Tây: Số 85/2 đường Trần Phú, Khóm 4, phường 7,
thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Đại diện: Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng Chức vụ: Trưởng Văn phòng
Điện thoại: 04. 321 234 60 – 090.2199.090 – Email: lsu.hung@gmail.com