ĐĂNG KÝ KINH DOANH HỢP TÁC XÃ

Thỏa thuận làm thêm giờ giữa NLĐ và NSDLĐ

Có thể thấy, xã hội Việt Nam trong thời đại ngày nay chính là thời kỳ hoàng kim của các tổ chức kinh tế, trong đó có hợp tác xã. Dựa trên những ưu điểm vốn có, hợp tác xã đã trở thành lựa chọn của nhiều chủ thể trong hoạt động kinh doanh.

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã ra đời sau năm 1945 trong bối cảnh phát triển mạnh nền kinh tế tập thể, phát huy tiềm năng của mình trong việc khẳng định vị trí trên nhiều phương diện, từ kinh tế, văn hóa đến xã hội.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân. Thành lập do ít nhất 07 thành viên tự nguyện và tiến hành hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm nhằm đáp ứng các nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Xã viên hợp tác xã là ai? Quyền và nghĩa vụ

Các loại hình hợp tác xã

Ngày 19/02/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã. Thông tư được áp dụng cho các hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã 2012. Theo Thông tư, loại hình hợp tác xã được quy định như sau:

– Căn cứ theo sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên, HTX được phân thành 04 loại: hợp tác xã phục vụ sản xuất, hợp tác xã phục vụ tiêu dùng, hợp tác xã tạo việc làm và hợp tác xã hỗn hợp.

– Căn cứ theo số lượng thành viên, hợp tác xã được phân loại thành: Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ dưới 50 thành viên; Hợp tác xã quy mô thành viên nhỏ có từ 50 đến 300 thành viên; Hợp tác xã quy mô thành viên vừa có từ trên 300 đến 1.000 thành viên; Hợp tác xã quy mô thành viên lớn có từ trên 1.000 thành viên trở lên;

– Căn cứ theo quy mô tổng nguồn vốn, hợp tác xã được phân loại thành: Hợp tác xã quy mô vốn siêu nhỏ có tổng nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng; Hợp tác xã quy mô vốn nhỏ nguồn vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng; Hợp tác xã quy mô vốn vừa tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng; Hợp tác xã quy mô vốn lớn là hợp tác xã từ 50 tỷ đồng trở lên.

– Căn cứ theo ngành, nghề đăng ký kinh doanh, hợp tác xã được phân loại theo các nhóm ngành kinh tế cấp 1 quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp tác xã

– Nơi nộp hồ sơ đăng ký: Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.

– Hồ sơ bao gồm:

+ 01 bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người có thẩm quyền đăng ký. Trường hợp được ủy quyền, phải có thêm: (1) bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền; (2) bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

+ 01 bản chính Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã;

+ 01 bản chính điều lệ;

+ 01 bản chính phương án sản xuất kinh doanh;

+ 01 bản chính danh sách hợp tác xã thành viên;

+ 01 bản chính danh sách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát;

+ 01 bản chính nghị quyết của Đại hội thành viên về việc tách hợp tác xã.

Thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh hợp tác xã

Trường hợp đăng ký trực tiếp

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi đáp ứng các điều kiện luật định.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký theo quy định, Phòng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc.

– Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử sẽ được đánh giá hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu luật định như:

  • (1) Đầy đủ các giấy tờ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử;
  • (2) Thông tin đăng ký hợp tác xã được nhập đầy đủ và chính xác;
  • (3) Hồ sơ đăng ký hợp tác xã phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng

– Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ như hồ sơ đã nêu.

– Thời hạn để hợp tác xã sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác là 60 ngày kể từ ngày Phòng Tài chính – Kế hoạch ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Sau khi hoàn thiện việc gửi hồ sơ đăng ký sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch gửi thông báo qua mạng điện tử cho cá nhân có thẩm quyền ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền để yêu cầu tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Trường hợp hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Hợp tác xã phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay