Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân – Luật Kết Nối

Doanh nghiệp tư nhân là một trong 7 loại hình doanh nghiệp hiện nay, được nhiều cá nhân lựa chọn để dầu tư. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực Luật Doanh nghiệp, Luật Kết Nối xin chỉ ra các bước để thành lập Doanh nghiệp tư nhân như sau:

Bước 1: Tư vấn các vấn đề pháp lý và nắm ưu, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

a) Ưu điểm:

– Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, vì thế chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có toàn quyền quyết định với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (kể cả việc toàn quyền sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác)

– Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn (tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp), chính điều này tạo được sự tin tưởng, khả năng huy động vốn cao hơn công ty TNHH (bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên)

– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản hơn so với công ty TNHH và công ty cổ phần.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

b) Nhược điểm

– Khác với công ty TNHH và công ty cổ phần, các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình (trong trường hợp sau khi đã dùng toàn bộ tài sản công ty để thanh toán nợ mà không trả đủ, chủ sở hữu phải sử dụng tài sản cá nhân của mình để thanh toán). Như vậy, có thể thấy mức độ rủi ro cho nhà đầu tư sẽ cao hơn.

– Xuất phát từ việc chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn, mỗi cá nhân sẽ chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh,.

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân gồm:

1/ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-1 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)

2/ Bản sao chứng thực của một trong các giấy tờ chứng thưc của chủ doanh nghiệp tư nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn)

Trong trường hợp quý khách hàng không tự mình lập được hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, Luật Kết Nối sẽ hỗ trợ quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ. Qúy khách hàng chỉ phải chuẩn bị duy nhất bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý: Luật Kết Nối sẽ hỗ trợ thủ tục sao công chứng nếu Qúy khách hàng có nhu cầu.

Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Ngay sau khi hồ sơ được hoàn thiện đầy đủ, quý khách hàng nộp hồ sơ online tại hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/online/Default.aspx

Sau khi có thông báo hồ sơ hợp lệ, Qúy khách hàng nộp bản giấy trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu Tư.

Căn cứ giấy hẹn trả kết quả, Qúy khách hàng thực hiện thủ tục ký nhận giấy chứng nhận

Trong trường hợp được quý khách hàng ủy quyền, Luật Kết Nối sẽ đại diện quý khách hàng trực tiếp tiến hành các thủ tục nêu trên.

Qua bài viết chắc bạn đã nắm bắt được phần nào về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, hy vọng bài viết mang lại thoongn tin hữu ích cho bạn!

Trân trọng!

>>Xem thêm : 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay