CẨN TRỌNG VỚI VẬT TƯ Y TẾ GIẢ

Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, các loại hàng hóa về vật tư y tế như găng tay, khẩu trang, nước sát khuẩn… trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và được bán rất chạy ngoài thị trường. Nhiều nhà sản xuất, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng để đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phục vụ người tiêu dùng cũng như góp phần vào công cuộc chống dịch chung của cả xã hội. Bên cạnh đó cũng có một số tổ chức cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh căng thẳng để vụ lợi cho mình bằng cách sản xuất những sản phẩm vật tư y tế là hàng giả để bán cho người tiêu dùng. Những sản phẩm đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khở người tiêu dùng và kéo lùi công cuộc phòng chống dịch bệnh chung của toàn xã hội. Đây là hành vi cần phải loại bỏ để đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Những vật tư y tế như thế nào được gọi là hành giả

         Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/ NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng. Hảng giả được định nghĩa như sau:

         “Hàng giả” gồm:

  1. a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
  2. b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
  3. c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
  4. d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

  1. e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Tóm lại hàng giả bao gồm hàng hóa giả về giá trị sử dụng công dụng, giả về bao bì và tem nhãn bao bì hàng hóa giả. Vật tư y tế giả bao gồm hàng hóa không có hoặc không đạt công dụng như bản chất tự nhiên như nước sát khuẩn không có khả năng sát khuẩn hoặc không đúng nhà sản xuất. Những hàng hóa giả này đều không có lợi cho sức khỏe người sử dụng.

Chế tài xử phạt đối với hành vi sản xuất buôn bán vật tư y tế giả

Tổ chức cá nhân có hành vi sản xuất buôn bán hàng giả là vật tư y tế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ. Về chế tài hành chính, hành vi vi phạm và mức xử phạt được quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.

Theo đó, hành vi buôn bán vật tư y tế giả về giá trị sử dụng công dụng theo quy định tại điểm a, b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020 nêu trên có thể bị phạt tiền thấp nhất là 2 triệu đồng, cao nhất là 140 triệu đồng đối với cá nhân và gấp đôi đối với tổ chức. Hành vi sản xuất vật tư y tế giả về giá trị sử dụng công dụng tương tự sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với cá nhân và mức phạt gấp đôi đối với tổ chức.

Hành vi sản xuất vật tư y tế giả về bao bì nhãn hiệu sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và mức phạt gấp đôi đối với tổ chức. Hành vi buôn bán vật tư y tế giả về bao bì nhãn hiệu tương tự sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với cá nhân là mức phạt gấp đôi đối với tổ chức. Người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện sản xuất hàng giả, tước giấy phép…

Về trách nhiệm hình sự, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về yếu tố để cấu thành tội phạm với hành vi sản xuất buôn bán vật tư y tế giả là một trong các tình tiết:

  • Hàng giả có số lượng tương đương hành thật hoặc hàng hóa có cùng tính chất kỹ công dụng có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc dưới 30 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc kết án mà chưa được xóa án tích về hành vi này hoặc một số hành vi khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
  • Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác với tỷ lệ thương tích 31% trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.

Người phạm tội này có thể bị phạt tù đến 15 năm.

Nhìn chung chế tài xử phạt hành chính cũng như trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất buôn bán hàng giả là vật tư y tế như trên là đã đủ sức răn đe đối với những ai có ý định hoặc đang thực hiện. Điều quan trọng là nằm ở hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng. Cố gắng làm sao hạn chế được tình trạng này để đảm bảo sức khỏe cho mọi người và sớm đẩy lùi dịch bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay